Thủ tục pháp lý khi thực hiện công trình xây dựng Nhà ở riêng lẻ

  • Thủ tục pháp lý khi thực hiện công trình xây dựng Nhà ở riêng lẻ

Thủ tục pháp lý khi thực hiện công trình xây dựng Nhà ở riêng lẻ

04.03.2023

Bài viết thể hiện qui trình, và thủ tục pháp lý cần có khi thực hiện công trình nhà ở riêng lẻ

Khi triển khai một công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ thì các qui trình và thủ tục pháp lý gần như giống nhau. Vậy các thủ tục đó sẽ ảnh hưởng thế nào đối với công trình xây dựng?

- Thủ tục pháp lý giúp Cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý tình trạng và mật độ xây dựng trên địa bàn địa phương nơi mình quản lý như xây dựng đúng mật độ, đúng giấy phép, đúng theo qui hoạch....

- Thủ tục pháp lý giúp Chủ đầu tư hay Chủ nhà yên tâm hơn khi công trình mình đầu tư đúng qui hoạch, mật độ,,, do cơ quan nhà nước quản lý cấp, không vi phạm trật tự đô thị, không tranh chấp với công trình khác lân cận và giúp giá trị tài sản gắn liền trên đất cao hơn.

- Giúp nhà thầu xây dựng tự tin xây dựng công trình đúng qui hoạch đảm bảo công trình hoàn thành đúng theo qui hoạch của các bên phê duyệt.

Trình tự và các thủ tục pháp lý bao gồm:

1. Sổ hồng nền đất

- Đảm bảo khu đất mà Chủ nhà muốn xây dựng phải là đất ở sử dụng riêng không tranh chấp, hoặc đất ở sủ dụng chung và được sự đồng ý của các bên sử dụng chung đó.

2. Kiểm tra qui hoạch

- Kiềm tra bản đồ qui hoạch của đại phương cho phép xây dựng mới hay không và được phép xây dựng bao nhiêu tầng, mật độ để nhằm đảo bảo qui hoạch và dễ dàng trong quá trình xin phép xây dựng.

3. Bản vẽ thiết kê sơ bộ

- Thiết kế bản vẽ sơ bộ để chủ đầu tư chấp thuận phương án nhằm triển khai xin phép xây dựng.

4. Nộp hồ sơ xin phép xây dựng

- Hồ sơ xây dựng sẽ được từng địa phương qui định cụ thể nhưng cơ bản sẽ bao gồm: Sổ hồng thửa đất công chứng, bản vẽ xin phép xây dựng, Căn cước công dân của tất cả chủ sỡ hữu trên sổ hồng, giấy đề nghị cấp phép...

5. Giấy phép xây dựng

- Cơ quan địa phương sẽ cấp Giấy phép xây dựng và bản vẽ xây dựng, khi đó người xin phép sẽ lên nhận, và cung cấp các hồ sơ liên quan (photo bản vẽ xin phép, giấy phép, hồ sơ năng lực nhà thầu thi công...cho cơ quan quản lý...)và tiến hành các thủ tục tiếp theo

6. Bản vẽ thiết kế thi công

- Sau khi đã có giấy phép thì nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai bản vẽ thiết kế chi tiết thi công để triển khai ngoài công trình.

7. Hồ sơ xin phép điều chỉnh xây dựng (nếu có)

- Trong quá trình xây dựng, nếu Chủ đầu tư có mong muốn điều chỉnh thì quay lại trình tự trên và tiến hành nộp hồ sơ điều chỉnh.

8. Giấy phép điều chỉnh xây dựng (nếu có)

- Sau khi thiết kế lại và nộp hồ sơ điều chỉnh, Cơ quan quản lý sẽ cấp giấy phép điều chỉnh và thực hiện tương tự như giấy phép mới.

10. Thanh tra kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

- Sau khi nộp hồ sơ liên quan cho cơ quan quản lý tại địa phương và tiến hành triển khai xây dựng thì cơ quan quản lý sẽ thông báo kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo công trình xây dựng đúng giấy phép...

11. Xin phép cấp số nhà

- Sau khi công trình xây dựng hoàn thành và có được các biên bản kiểm tra thanh tra của cơ quan nhà nước là phù hợp thì tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp số nhà theo quản lý từng địa phương.

12. Đo vẽ hiện trạng để hoàn công

- Chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị đo đạc kiểm tra đo vẽ hiện trạng công trình vừa hoàn thành để có số liệu cập nhật lên sổ hồng sau này.

13. Nộp hồ sơ hoàn công

- Chủ nhà sẽ nộp hồ sơ hoàn công lên cơ quản quản lý địa phương (Sổ hồng bản chính, căn cước công dân, giấy phép, bản vẽ xin phép....)

14. Nhận Sổ hồng đã cập nhật tài sản trên đất

- Chủ nhà sẽ nhận lại sổ hồng đã được cập nhật tài sản trên đất.

 

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Bảng báo giá xây nhà 2022 và làm thế nào để tiết kiệm chi phí

Ngày đăng: 05/03/2022
Chi phí để xây dựng một căn nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ố cho nên nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn cần phải hiểu rõ những chi phí…